Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Lịch sử hãng Bugatti – Phần 1 – Lịch sử của Thương hiệu gắn liền với tốc độ từ những năm đầu thành lập

Lịch sử hãng Bugatti 

Phần 1 – Lịch sử của Thương hiệu gắn liền với tốc 

độ từ những năm đầu thành lập





Bugatti Automobiles S.A.S. là hãng sản xuất xe hơi hiệu suất cao của Pháp. Bugatti Automobiles S.A.S. được thành lập vào năm 1909 bởi Ettore Bugatti tại Molsheim thuộc vùng Alsace của nước Pháp (Molsheim ban đầu thuộc Đức nhưng sau World War I thì thuộc Pháp).


Ngày nay, Bugatti thuộc sở hữu của tập đoàn Volkswagen, Đức. Volkswagen đã mua lại thương hiệu Bugatti vào năm 1998 và chính thức sát nhập Bugatti vào ngày 22.12.2000.
Bugatti đã giới thiệu một số mẫu Concept vào những năm 1998 và 2000 trước khi bắt đầu phát triển mẫu xe được sản xuất đầu tiên của hãng, mẫu Veyron 16.4. Chiếc Veyron đầu tiên được phân phối đến tay khách hàng vào năm 2005.
Bugatti hiện đang phát triển mẫu Galibier 16C, dự kiến ​​sẽ được bán ra vào năm 2015.
Lịch sử hình thành
Ettore Arco Isidoro Bugatti là kỹ sư và là nhà thiết kế huyền thoại của Bugatti. Ettore Bugatti sinh ra tại Milan, Ý vào ngày 15.09.1881.

Ettore Arco Isidoro Bugatti (15.09.1881 – 21.08.1947)

Khi ở tuổi 17, ông học việc tại xưởng sản xuất xe đạp và xe đạp 3 bánh Prinetti & Stucchi, nơi mà ông đã chế tạo chiếc xe 3 bánh đầu tiên của mình, sức mạnh cho chiếc xe được cung cấp bởi 2 động cơ De Dion. Ông bắt đầu cuộc đua đầu tiên vào năm 1899 với tổng chiều dài 161km từ Verona qua Brescia và từ Mantua trở về Verona.


Động cơ De Dion với dung tích 137cc

Tiếp theo đó ông cũng phát triển chiếc ô tô đầu tiên của mình vào năm 1900; một chiếc xe được lắp động cơ 4 xy-lanh, dung tích 3.0L và có trọng lượng 660kg được tài trợ bởi Bá tước Gulinelli.

Nó đã giành được chiến thắng tại Grand Prix Milan và giải khuyến khích của Câu lạc bộ ô tô Pháp.
Năm 1901, Ettore chuyển đến Niederbron, Alsace, Pháp để đảm nhiệm công việc của một Giám đốc kỹ thuật tại nhà máy sản xuất ô tô De Dietrich; vì khi còn trẻ cha của ông – Carlo Bugatti đã ký hợp đồng làm việc cho đến ngày 02.07.1902. Làm việc cho De Dietrich, Ettore đã phát triển nhiều mẫu ô tô mới và tham gia vào nhiều cuộc đua. Sau khi rời công ty vào năm 1904, ông vẫn tiếp tục sự nghiệp của mình với một loạt các vị trí trong việc xây dựng và phát triển ô tô.
Vào ngày 25.02.1907 là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của Ettore Bugatti. Ông kết hôn với Barbara Maria Giuseppina Mascherpa, ông có 2 người con trai và 2 người con gái. Sau đó vào ngày 01.09, ông ký hợp đồng vớinhà máy sản xuất động cơ Gasmotoren-Fabrik Deutz ở Cologne, Đức. Dưới tầng hầm tại Cologne – Mülheim, Bugatti phát triển một chiếc xe với trọng lượng rất nhẹ, mà ngay sau đó ông bắt đầu sản xuất với tên thật của mình.
Ngày 15.12.1909, ông chấm dứt hợp đồng sớm với Deutz, gom góp tiền công của mình ông thuê một xưởng nhuộm bỏ hoang ở Molsheim , Alsace. Ông bắt đầu sản xuất chiếc Bugatti T13 và tiếp tục mở rộng phát triển qua nhiều năm.

Bugatti T13

Năm 1912, Bugatti nhận được một hợp đồng từ Peugeot, ông cũng là người thiết kế cho chiếc 10-HP Peugeot Bébé và những thiết kế của Bugatti đã được mua bởi Rabag (Düsseldorf), Diatto (Torino) và Crossley (Manchester).


Chiếc Peugeot Bébé đời 1912, phần lưới tản nhiệt có tên của Ettore Bugatti



Năm 1914, có khoảng 200 công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất xe hơi của Bugatti, số lượng xe được sản xuất tăng lên 75 chiếc mỗi tháng. Sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất báo hiệu một bước ngoặt mới trong cuộc đời của Bugatti. Gia đình ông chuyển đến Milan, Ý và sau đó đến Paris, nơi Ettore cho ra đời bản thiết kế động cơ máy bay loại 8 xy-lanh và loại 16 xy-lanh có công suất khoảng 400 mã lực.

Sau chiến tranh, ông chuyển về Molsheim (đã thuộc Pháp) và mở lại nhà máy của mình tại vị trí ban đầu của nó. Ông tiếp tục chế tạo và phát triển những mẫu xe thể thao mang đậm nét thanh lịch và đã giành được chiến thắng tại Le Mans vào năm 1920 và Brescia vào năm sau đó. Những chiến thắng liên tục kéo dài cho đến năm 1925.
Đầu những năm 1930, Ettore bắt đầu sản xuất toa xe lữa “Autorails”, một giải pháp đã cứu công ty Bugatti trong suy thoái. Hai năm sau, việc sản xuất tại nhà máy ở Molsheim bị tạm ngừng do đất nước bị chiến tranh. Năm 1936, Ettore Bugatti sửng sờ và thất vọng vì các nhân viên của Bugatti ở vùng Alsace đã hòa nhập vào các cuộc đình công trên toàn quốc. Người đại diện của công nhân đình công yêu cầu một tuần làm việc 40 giờ, được nghỉ lễ,… và trả tiền lương công bằng cho tất cả mọi người. Thất vọng, Ettore Bugatti đã chuyển đến Paris, để lại công ty cho con trai của ông; Jean Bugatti quản lý nhưng dưới sự chi phối của ông.
Ettore Bugatti đã trở lại để thiết kế máy bay vào năm 1937. Bộ Hàng Không Pháp yêu cầu Ettore Bugatti thiết kế loại máy bay có khả năng chống lại Đế Quốc Đức ở Flugschau Deutsch de la Meurthe Cup. Bugatti đã sử dụng 2 động cơ loại 50B nhưng sau đó, sự bùng nổ của Thế chiến II đã đặt dấu chấm hết cho những kế hoạch đầy tham vọng, các cơ sở sản xuất Bugatti tạm thời được chuyển đến Bordeaux.
Vào ngày 11.08.1939, một thời gian ngắn trước khi Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Con trai ông – Jean Bugatti đã chết trong một tai nạn xe hơi khi đang lái thử chiếc Typ 57C Tank. Ở vận tốc hơn 200km/h ông bất ngờ chuyển hướng để tránh một người đi xe đạp vừa chạy ra từ con đường làng và đã bị mất lái đâm vào gốc cây rồi chết ngay tại chổ; khi đó Jean Bugatti chỉ mới 30 tuổi.

Bugatti Typ 57C Tank được lắp động cơ với dung tích 4.7L


Ngày 21.07.1944, sau thời gian dài bệnh tật, người vợ đầu tiên của Ettore Bugatti; Barbara đã qua đời. Do 2 người xa cách nhiều năm nên Ettore Bugatti đã sống với Genevieve Marguerite Delcuze từ năm 1940. Ông làm lễ kết hôn với người vợ thứ 2 này vào ngày 12.10.1946.


Ông có được 1 con trai và 1 con gái với người vợ kế này. Trong năm 1947, Ettore trở lại Molsheim lần cuối để thăm nơi con trai ông; Jean Bugatti, đã chết vì tai nạn. Sau đó, ông trở lại Pháp và qua đời tại Paris vào ngày 21.08.1947 vì bị bệnh cúm.
Năm 1948, sau khi Ettore Bugatti mất, những người thừa kế Bugatti đã bổ nhiệm Pierre Marco làm giám đốc điều hành mới của công ty. Hãng đã sản xuất ra những chiếc xe cỡ nhỏ dựa trên mẫu Type 101.
Vào năm 1951, Roland Bugatti; con trai của Ettore Buagatti và người vợ đầu tiên Barbara, cùng với René Bolloré; con trai của người chồng thứ hai với người vợ đầu tiên Barbara của Ettore Buagatti, trở thành giám đốc quản lý chung công ty. Ban quản lý công ty đã hợp nhất hai chi nhánh của gia đình lại thành Bugatti Automobiles. Hãng cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho các xe cũ, những chiếc xe Bugatti được sản xuất trước chiến tranh và sản xuất động cơ máy bay phục vụ cho quân đội.
Sau cuộc nổi dậy ở Đông Đức vào năm 1953, đến năm 1956 nhà máy sản xuất xe hơi của Bugatti bắt đầu ngừng sản xuất. Gần khoảng 8.000 chiếc được xuất xưởng trong 47 năm từ khi nhà máy được thành lập.
Năm 1963, nhà máy Bugatti được bán cho Hispano-Suiza, người sau này đã đổi tên hãng thành “Messier Bugatti”. Công ty này có trụ sở tại Molsheim, vẫn cung cấp phụ tùng cho ngành công nghiệp hàng không.
Năm 1988, nhà thiết kế thời trang lừng danh người Mỹ – Ralph Lauren đã chi tiền ra mua chiếc Bugatti “Atlantic” (Bugatti Type 57SC Atlantic), một chiếc Mercedes SSK và chiếc 2.9 Alpha với tổng số tiền lên đến 15 triệu USD.

Sau đó ông đã phục hồi lại chiếc Bugatti “Atlantic” như nguyên mẫu của nó, dự án phục hồi này tiêu tốn đến 9.600 giờ lao động


Tại lễ hội triển lãm ô tô Pebble Beach Concours d’Elegance, chiếc Bugatti “Atlantic” không chỉ giành chiến thắng với danh hiệu “Best of Class”, mà còn giành luôn giải thưởng “Best of Show”.

Chỉ có 4 chiếc Bugatti Type 57SC Atlantic được sản xuất và hiện nay chỉ còn tồn tại được 2 chiếc; một chiếc thuộc về bộ sưu tập của nhà thiết kế thời trang Ralph Lauren và chiếc thứ hai thuộc về Tiến sĩ Peter Williamson, nó đã được bán đấu giá vào tháng 05.2010 với giá nằm trong khoảng 30-40 triệu USD cho bảo tàng Mullin Automotive ở Oxnard, California.


Chiếc Bugatti Type 57SC Atlantic đời 1936 được bán đấu giá có màu xanh rất đẹp và quyến rũ



Khoan động cơ của Bugatti Type 57SC Atlantic đời 1938, thuộc sở hữu của Ralph Lauren

Năm 1987, Romano Artioli, người môi giới tài chính và đại lý ô tô đến từ South Tyrol đã mua lại thương hiệu Bugatti. Bugatti Automobiles giờ đây được thiết lập lại với tên mới là Bugatti Automobili S.p.A. Tuy nhiên, trụ sở chính của công ty mới không đặt ở Molsheim, mà được dời về Northern Italia ở Campogalliano gần Modena , Ý.
Vào ngày 15.09.1991, nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Ettore Bugatti, chiếc Bugatti EB 110 được giới thiệu tại Pháp, sức mạnh được cấp bởi động cơ V12, dung tích 3.5 L cho công suất 553 mã lực đầy kiêu hãnh kết hợp với hộp số tay 6 cấp.


Bugatti EB 110 tăng tốc từ 0-100 km/h trong 4.2 giây. Tốc độ tối đa 343 km/h


Tổng cộng có khoảng 150 chiếc Bugatti EB 110 được xuất xưởng



Trong năm 1992, một bản nâng cấp với trọng lượng nhẹ hơn và mạnh mẽ hơn với 603 mã lực, chiếc Bugatti EB 110 SS (SuperSport) đã được ra mắt.



Đầu năm 1994, tay đua Công thức 1 Michael Schumacher đã tậu một chiếc Bugatti EB 110 Super Sport với màu vàng chuối. Mặc dù lái cho đội Ferrari từ năm 1996 nhưng Schumacher vẫn giữ lại chiếc EB 110 SS.


Chiếc EB 110 SS với tốc độ tối đa 348 km/h, tăng tốc từ 0-100 km/h được rút ngắn chỉ còn 3.2 giây




Nhưng đến năm 2003, Schumacher đã bán chiếc xe này với giá khoảng 761.940 USD cho Modena Motorsport, một ga-ra Ferrari chuyên về bảo dưỡng, sửa chữa xe đua và bán những chiếc Ferrari cổ ở Đức.





Mốc thời gian đen tối của Bugatti đã trở lại vào năm 1995, Bugattti Automobili S.p.A. công bố phá sản. Công ty Dauer Racing GmbH ở Nuremberg, Đức đã mua lại những chiếc EB 110 bán thành phẩm ở nhà máy lắp ráp và những phần hàng tồn kho. Sau đó, mẫu EB 110 tiếp tục được sản xuất và bán ra thị trường với tên mới là Dauer EB 110.


Dauer EB 110 được trang bị động cơ V12, dung tích 3.5L, với 4 hệ thống tăng áp IHI, công suất được sinh ra tới 865 mã lực, tăng 305 mã lực so với bản EB 110 và 262 mã lực so với công suất của EB 110 SS.


Dauer EB 110 tăng tốc 0-100km/h chỉ 3.35 giây, chạy hết quãng đường 1km trong 19 giây, tốc độ tối đa 370 km/h




Một huyền thoại được tái sinh
Vào năm 1998, Volkswagen AG quyết định làm sống lại thương hiệu huyền thoại Bugatti, hãng đã mua tất cả các quyền thương hiệu của Bugatti và vào năm sau đó, Bugatti Automobile S.A.S. được thành lập ở Molsheim, Alsace, với tư cách là công ty con của Volkswagen tại Pháp.
Trong năm 1998, Volkswagen đã giới thiệu mẫu Bugatti đầu tiên của mình tại Paris Auto Salon – chiếc Bugatti EB 118, một chiếc Coupe 2 cửa với công suất 555 mã lực, được thiết kế bởi Italdesign.

Bugatti EB 118 được lắp động cơ W18, dung tích 6.3L cho công suất 555 mã lực và mô-men xoắn 649 Nm. Ảnh: velocityjournal.com

Mẫu tiếp theo được ra mắt cũng là sản phẩm của nhà thiết kế Italdesign, chiếc Bugatti EB 218, một chiếc Limousine 4 cửa đã được trình diễn tại Geneva Auto Salon vào năm 1999.
Bugatti EB 218_tinoto_002
Bugatti EB 218 sở hữu kích thước dài | cao | rộng lần lượt là 5.349 mm | 1.455 mm | 1.989 mm. Trọng lượng của nó lên đến 2.176 kg. Bugatti EB 218 sử dụng chung động cơ với Bugatti EB 118, các thông số động cơ vẫn là 555 mã lực và 649 Nm.
Bugatti EB 218_tinoto_001
Vào mùa thu năm đó, tại Triển lãm ô tô quốc tế (International Automobile Exhibition) ở Frankfurt, Volkswagen cho ra mắt mẫu Bugatti 18.3 Chiron, được đặt theo tên của tay đua cừ khôi nhất của Bugatti ở thời kỳ giữa 2 cuộc Đại chiến, Louis Chiron. Động cơ trên chiếc 18.3 Chiron vẫn được chia sẻ từ Bugatti EB 118.
Bugatti-Eb-18-3-ChironBugatti-Eb-18-3-Chiron_tinoto02
Bugatti 18.3 Chiron được coi là kẻ tiềm nhiệm của Bugatti Veyron 16.4
Bugatti-Eb-18-3-Chiron_tinoto01
Bản Concept đã làm nên thành công của hãng ngày nay, chiếc Bugatti Veyron lần đầu tiên được trưng bày tại Tokyo Motor Show vào năm 1999 với tên là Bugatti Veyron EB 18.4, bản Concept này cũng được cấp sức mạnh bởi động cơ W18 với 3 dãy máy, thay vì động cơ W16 với 2 động cơ V8 lồng vào nhau như phiên bản sản xuất hiện tại.
Tatra-T955, W18-engine-from-1943
Mẫu động cơ W18 Tatra T955 năm 1934, với 3 dãy máy có hình dáng như mũi tên bị đảo ngược
Napier Lion engine
Động cơ Napier Lion với 12 xy-lanh xếp thành hình chữ W gồm 3 dãy máy, mỗi dãy máy có 4 máy. Động cơ W18 trên bản Concept của Bugatti Veyron EB 18.4 năm 1999 có hình dáng gần giống như vậy nhưng nó có tới 18 máy và mỗi dãy máy nghiêng với nhau 1 góc 60°.
Bugatti W16
Động cơ W16 của Bugatti Veyron 16.4 hiện tại với 2 động cơ V8 lồng vào nhau, có tổng cộng 64 xu-páp; mỗi máy có 4 xu-páp, dung tích 8.0L tạo ra công suất 1.001 mã lực và mô-men xoắn 1.250 Nm.
Bugatti Veyron EB 18_4
Bản Concept Bugatti Veyron EB 18.4 năm 1999
Vào năm 2000, chiếc Bugatti EB Veyron 16.4 lại được giới thiệu ở triển lãm ô tô tại Detroit, Genève và Paris; Bugatti EB Veyron 16.4 được lắp động cơ W16, dung tích 8.0L, cho công suất 630 mã lực. Cả hai mẫu Chiron và Veyron đều được phát triển bởi đội ngũ thiết kế của Volkswagen AG, dẫn đầu bởi Hartmut Warkuss.
Bạn có biết cái tên Veyron EB 16.4 bắt đầu từ đâu không? Nó có một bí mật rất hay! Tên Veyron được đặt theo tên của Pierre Veyron (01.10.1903 – 02.11.1970); một kỹ sư phát triển và lái xe thử nghiệm. Sau một thời gian, Pierre Veyron đã trở thành tay đua của hãng Bugatti cùng với nhiều chiến thắng, bao gốm chiến thắng tại giải đua Berlin Avus vào năm 1933 và 1934 trên chiếc Bugatti Type 51A.
Jean Pierre Wimille  Jean Bugatti  Pierre Veyron
Từ phải sang: Jean Pierre Wimille | Jean Bugatti | Pierre Veyron
Đỉnh cao sự nghiệp đua xe của Veyron là chiến thắng vào năm 1939 tại 24 Hours of Le Mans cùng người bạn đồng lái Jean-Pierre Wimille trên chiếc Bugatti Type 57C Tank. Cái tên Pierre Veyron trước khi chưa được đặt cho chiếc Bugatti Veyron 16.4 thì chỉ được nhớ đến bởi số ít những chuyên gia và những người đam mê Bugatti. Còn EB; là tên viết tắt của nhà sáng lập Bugatti – Ettore Bugatti và 16.4; là chỉ động cơ 16 xy-lanh cùng với 4 bộ siêu nạp.
1939 24 Hours of Le Mans_tinoto_005
Các tay đua bắt đầu vào cuộc đua 24 Hours of Le Mans năm 1939
1939 24 Hours of Le Mans_tinoto_001
Tốc độ trung bình tại giải đua 24 Hours of Le Mans năm 1939 ở khoảng 140km/h
1939 24 Hours of Le Mans_tinoto_003
1939 24 Hours of Le Mans_tinoto_002
Pierre Veyron (Trái) và Jean-Pierre Wimille bên chiếc Bugatti Type 57C Tank
Tháng 09.2001, Volkswagen quyết định bắt đầu cho sản xuất mẫu siêu xe Veyron với tên chính thức là Bugatti Veyron 16.4; động cơ W16, dung tích 8.0L và được trang bị 4 bộ siêu nạp, cho công suất 1001 mã lực. Bản siêu xe dân dụng đầu tiên của Bugatti được hoàn thành vào tháng 08.2003.
Để chuẩn bị cho quá trình phát triển chiếc Bugatti Veyron 16.4 được sản xuất hàng loạt, tại Château Saint Jean trụ sở truyền thống của Bugatti đã được nâng cấp và xưởng lắp ráp mới cũng được xây dựng vào năm 2004. Hãng gặp một số vấn đề kỹ thuật nên đến tháng 09.2005 nhà máy Bugatti Automobile S.A.S. mới bắt đầu sản xuất chiếc Veyron đầu tiên. Công suất nhà máy khoảng 80 chiếc mỗi năm.
Ngày 15.09.2007, một ngày đặc biết với hãng Bugatti, ngày kỷ niệm thứ 125 ngày sinh của nhà sáng lập hãng Bugatti; ông Ettore Bugatti. Cái tên Bugatti ngày nay đã trở thành một huyền thoại và vẫn được duy trì qua những mẫu siêu xe mới được phát triển ngày nay, những mẫu siêu xe luôn mạng đậm giá trị thương hiệu của huyền thoại, tính nghệ thuật trong phong cách thiết kế và luôn được trang bị những công nghệ hiện đại nhất.
Cũng trong năm 2007, Tiến sĩ Franz-Josef Paefgen được bổ nhiệm làm Chủ tịch mới của Bugatti Automobiles S.A.S. (Molsheim) và Bugatti International S.A. (Luxembourg). Ông đã tiếp nối thành công của Tiến sĩ Thomas Bscher, người đã rời khỏi công ty theo hợp đồng được ký kết.
Franz-Josef Paefgen
Tiến sĩ Franz-Josef Paefgen sinh ngày 10.05.1946 ở Büttgen, Đức. Ông nhận bằng tiến sĩ ngành kỹ thuật cơ khí của trường Đại học RWTH Aachen. Trước khi chuyển về Bugatti, ông từng là Giám đốc điều hành của Bentley Motors Limited. Từ năm 2003 đến năm 2005, Paefgen chịu trách nhiệm về sự phát triển của Veyron 16.4 cũng như Giám đốc điều hành kỹ thuật của Bugatti.
Ông nghỉ hưu vào năm 2011 và được tiếp quản bởi Chủ tịch Wolfgang Dürheimer. Chủ tịch mới nhất của Bugatti hiện nay là Tiến sĩ Wolfgang Schreiber.
Những dự án đựơc Bugatti phát triển trong tương lai
Trong năm 2008, Giám đốc điều hành của Bugatti khi đó là Tiến sĩ Franz-Josef Paefgen khẳng định Veyron sẽ được thay thế bằng mô hình cao cấp vào năm 2012. Năm 2011, Giám đốc điều hành mới Wolfgang Dürheimer tiết lộ rằng hãng đang lên kế hoạch sản xuất 2 mẫu xe trong tương lai; một mẫu kế thừa Veyron và một mẫu Limousine được gọi là Galibier.
Sức mạnh mới mang tên Bugatti SuperVeyron
Trong năm 2011, Wolfgang Dürheimer phát biểu rằng hãng sẽ tập trung sản xuất chiếc xe nhanh nhất thế giới và sẽ cạnh tranh với bất kỳ đối thủ nào sản xuất một chiếc xe nhanh hơn. Dựa trên Super Sport, SuperVeyron theo kế hoạch trọng lượng sẽ được giảm đến 250 kg, thông qua việc sử dụng sợi carbon và tăng khí động lực học. Động cơ W16 dung tích 8.0L sẽ được nâng cấp lên 9.6L để công suất đầu ra ở con số 1.600 mã lực, giảm thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ còn 1.8 giây và tốc độ tối đa sẽ được đẩy lên 460 km/h; một sự thống trị tốc độ đến không tưởng của Bugatti.
bugatti super-veyron
Mẫu Bugatti SuperVeyron, tương lai có thể sẽ thay thế mẫu Veyron hiện tại
Kỹ sư trưởng của Bugatti, ông Jens Schulenburg nói rằng hãng đang tìm kiếm những công nghệ mới cho siêu xe này, như bánh xe bằng sợi carbon và hệ truyền động hybrid để giảm trọng lượng của xe và tăng công suất đầu ra. Mẫu SuperVeyron sẽ được bán với giá 5 triệu Bảng nhưng hãng sẽ đánh giá giá trị và nhu cầu đối với mẫu SuperVeyron này trước khi nó được sản xuất.
Bugatti 16C Galibier
Bản Concept Bugatti 16C Galibier được ra mắt công chúng vào năm 2009 tại triển lãm Frankfurt Auto Show. Hãy tập trung chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp của mẫu Concept Bugatti 16C Galibier.
Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_911Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_117
Bugatti 16C Galibier là một chiếc fastback sang trọng 5 cửa, trang bị động cơ W16 8.0L, tăng áp kép, cho công suất khoảng 1.000 mã lực, dẫn động 4 bánh, tốc độ tối đa 378 km/h.
Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_002Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_111Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_001Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_015
Đường gân trải dài từ đầu xe đến đuôi được lấy cảm hứng từ mẫu xe huyền thoại Type 57SC Atlantic
Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_011
Bugatti 16C Galibier được thiết kế với 4 ống xả mỗi bên
Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_019Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_007Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_005Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_070
Chiếc đồng hồ Parmigiani Fleurier Bugatti 370 có giá 200.000 USD trên bảng điều khiển trung tâm. Nó có thể được lấy ra khỏi bản điều khiển và gắn thành đồng hồ đeo tay
Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_00211(1)Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_099
Nội thất quá tuyệt đẹp!
Bugatti-16C-Galibier-Concept_tinoto_333
Vào tháng 09.2013, Bugatti công bố dự án phát triển mẫu 16C Galibier sẽ ngừng lại để hãng tập trung duy nhất vào việc phát triển kẻ kế vị Veyron.
Tiếp theo bài viết này, tinoto sẽ giới thiệu đến bạn người đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách thiết kế và làm nên sự khác biệt của Ettore Bugatti – ông Carlo Bugatti.
Về cuộc đời Carlo Bugatti – Người cha của Ettore Bugatti
Carlo Bugatti là cha của Ettore Bugatti, ông được sinh ra tại Milan, Ý vào ngày 16.02.1856, con trai của kiến ​​trúc sư và nhà điêu khắc Giovanni Luigi Bugatti.
Carlo-Bugatti_tinoto
Carlo Bugatti (16.02.1856 tại Milan, Ý – 04.1940 tại Molsheim, Pháp)
Thời niên thiếu Carlo được đào tạo ở Học viện Brera tại Milan và Académie des Beaux Arts tại Paris. Năm 1880 ông bắt đầu sự nghiệp làm kiến ​​trúc sư ở Milan và kết hôn với Teresa Lorioli. Con trai cả Ettore Bugatti của họ Bugatti được sinh ra vào năm 1881, tiếp theo là người con gái Deanice vào năm 1883 và một người con trai nữa là Rembrandt vào một năm sau đó.
Bạn bè của gia đình nhà Bugatti chủ yếu là những nhà điêu khắc và các nghệ sĩ, bao gồm cả nhà soạn nhạc Giacomo Puccini và họa sĩ Giovanni Segantini, người đã kết hôn với chị của Carlo Bugatti vào năm 1880.
Carlo Bugatti đã từng trải qua nhiều việc làm với đồ gốm, nhạc cụ, đồ bạc và dệt may, nhưng ông được biết đến nhiều nhất với công việc thiết kế nội thất. Buổi triển lãm đồ nội thất đầu tiên của Carlo được trưng bày ở Fine Arts Fair tại Milan vào năm 1888. Bị ảnh hưởng bởi “Nghệ thuật mới” (New Art) nên Bugatti sử dụng khảm gỗ kỳ lạ, đồng và giấy da trong thiết kế của mình cũng như từ ngọc trai.
Furniture-at-Art-Institute-of-Chicago
Tác phẩm đồ nội thất của Carlo Bugatti trưng bày tại Bảo tàng mỹ thuật Chicago
Vào mùa hè năm 1888 tác phẩm của ông được trưng bày tại Triển lãm Ý ở London – buổi triển lãm quốc tế đầu tiên của ông. Tại London, tác phẩm đồ nội thất của Bugatti đã được trao tặng giải thưởng danh dự và chính phong cách thiết kế thất đặc trưng của ông nên đã được nhiều tín đồ trên toàn thế giới cuồng nhiệt.
Furniture-by-Carlo-Bugatti
Đồ nội thất được thiết kế bởi Carlo Bugatti
Các triển lãm tiếp theo được diễn ra ở Amsterdam và Antwerp. Được các tờ báo quốc tế đưa tin và đánh giá nên ông ngày càng trở nên nổi tiếng. Năm 1900, tác phẩm nội thất của ông đã được trao huy chương Bạc tại Hội chợ Thế giới Pháp.
Tea_and_Coffee_Service-1907
Bàn để phục vụ trà và cà phê. Ông đã làm ra rất nhiều tác phẩm đồ nội thất…
Khi ở tuổi 48, Carlo Bugatti bán xưởng của mình ở Milan và cùng gia đình chuyển đến Paris, nơi ông làm việc cho khu hành chính của Maison Dufayel và Au Bon Marché. Năm 1910, sau 6 năm sống ở Paris, ông chuyển đến Pierrefond gần Compiegne để một lần nữa ông được làm việc trong xưởng riêng của mình.
Trong suốt những năm chiến tranh từ 1914-1918, ông từng làm Thị trưởng của thị trấn. Năm 1935, ở tuổi 79, ông chuyển đến sống cùng con trai của ông Ettore Bugatti tại Molsheim. Ông sống ở đó và qua đời tại bệnh viện ở Molsheim vào tháng 04 năm 1940. Ông được chôn cất trong nghĩa trang dòng họ Bugatti tại Dorlisheim.















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét